Con vào lớp 1 cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Đăng bởi Admin Admin vào lúc 22/06/2024 - 13716

Khi con bạn chuẩn bị vào lớp 1 là giai đoạn rất quan trọng và cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi đây là thời điểm chuyển tiếp giữa 2 cấp học và con chính thức bước vào lớp học chính quy đầu tiên trong đời. Do đó, chắc hẳn có rất nhiều điều lạ lẫm khiến con bỡ ngỡ hoặc lúng túng.

Vậy, cần chuẩn bị những gì cho con vào lớp 1? Cha mẹ cần lưu ý những gì cho giai đoạn quan trọng này? Cùng Phương Thảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị cho con vào lớp 1

Giai đoạn chuyển từ mầm non lên lớp 1 rất quan trong với cả bé và cha mẹ.

Vì sao cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho con vào lớp 1?

Chúng ta đều biết, trường mầm non là nấc thang đầu tiên trong hành trình học tập của con. Đồng thời cũng là nơi cung cấp cho con những hiểu biết và kỹ năng cần thiết, đặt nền móng cho những nấc thang tiếp theo.

Song, môi trường giáo dục cũng như chương trình học tập ở trường mầm non khá đặc biệt để phù hợp với độ tuổi lên 3 lên 5 của trẻ. Tại đây trẻ được chăm sóc kỹ hơn, được chơi nhiều hơn là học. Trong khi đó, học sinh từ cấp 1 trở lên cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, trau dồi kiến thức, ý thức tự giác, kỹ năng tự lập,… Do đó, khi chuẩn bị chuyển từ mầm non vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để có thể tự tin và sẵn sàng bước vào môi trường mới.

Theo đó, trẻ vào lớp 1 cần được quan tâm phát triển toàn diện về:  thể lực, các tố chất, năng lực nhận thức, ngôn ngữ, khả năng sáng tạo,  cảm xúc, hành vi đạo đức và các kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến công tác tư tưởng, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho con trước khi tiến vào trường tiểu học.

Chuẩn bị tâm lý ở đây có nghĩa là tạo dụng cho trẻ sự sẵn sàng đi học, dễ dàng tiếp nhận và thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Để đạt được điều này, cả cha mẹ và trẻ đều cần có 1 quá trình tác động, tiếp nhận và làm quen. Cụ thể quá trình đó ra sao? Mời độc giả theo dõi phần tiếp theo!

Chuẩn bị về thể lực

Trẻ vào lớp 1 sẽ phải học tập và rèn luyện nhiều hơn so với khi ở mẫu giáo. Do đó, cần tập cho trẻ có một thói quen vận động kèm theo một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý:

  • Tăng cường tính tự lập cho trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thường xuyên luyện tập để tăng khả năng vận động thô: chạy bền, leo cầu thang, đi xe đạp, ném bóng, đá bóng…..
  • Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay và các giác quan. Dạy trẻ biết tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự sắp xếp tủ quần áo cá nhân. Những thói quen này rất hữu ích cho việc hình thành tính độc lập, tự giác ở trẻ để không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
  • Trẻ được phân công làm công việc trực nhật: Sắp xếp bàn ghế, tô muỗng trong giờ ăn, úp tô vào nơi quy định… Điều này giúp trẻ nâng cao ý thức kỷ luật và tuân thủ nội quy – quy định của trường lớp.

Chuẩn bị về trí tuệ, ngôn ngữ, kỹ năng cho con vào lớp 1

Trí tuệ và ngôn ngữ là những điều quan trọng cần chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng học tập và kỹ năng giao tiếp.

Chuẩn bị kỹ năng học tập sẽ giúp trẻ dễ dàng thsich nghi với chương trình học và các kiến thức của lớp 1

Trẻ cần làm quen với kiến thức và rèn cách học tập trước khi bước vào tiểu học

Kỹ năng nhận biết các chữ cái và con số

Để con vào lớp 1 không bị bỡ ngõ, lúng túng trong việc học tập, cha mẹ hãy rèn luyện cho con kỹ năng đọc và viết các chữ cái tiếng Việt. Lý tưởng hơn là tập được cách ghép vần các từ đơn- kép, biết đánh vần và đọc được các đoạn văn ngắn, đơn giản.

Ở giai đoạn trẻ bắt đầu làm qưuen với chữ cái và các con số, cha mẹ và thầy cô phải đồng hành với con đúng cách. Hãy tham khảo kinh nghiệm của các cha mẹ khác hoặc từ những thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm trong việc dạy tiền tiểu học cho trẻ. Sự đồng hành của cha mẹ và thầy cô sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc tạo hứng thú, động lực để trẻ học tập và ghi nhớ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con rèn luyện tại nhà bằng cách học cùng con. Hãy cùng trẻ đọc những mẩu truyện ngắn và ý nghĩa. Hoặc cùng trẻ học toán thông qua những điều đơn giản xung quanh. Ví dụ: sử dụng những câu đố toán học đơn giản, cho trẻ tập đếm đồ vật, tập đọc các loại nhãn mác, biển số xe,….

Biết viết tên của mình hoặc những điều con thích

Đây là một cách tạo hứng thú học tập rất hiệu quả. hãy cho trẻ tập đánh vần và viết tên của mình hoặc những điều mà con thích. Ngoài ra, có thể khích lệ trẻ bằng cách đố con viết được họ tên các thành viên trong gia đình, viết được số điện thoại của cha mẹ,…. Điều này vừa giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết chữ và số, vừa giúp trẻ ghi nhớ được tên và số điên thoại của cha mẹ rất hiệu quả.

Khi con vào lớp 1 cần rèn luyện thói quen tập trung học tập

Khi ở trường mầm non, trẻ vẫn đang quen với các hoạt động vui chơi thoải mái. Bước vào trường tiểu học, trẻ sẽ khó có thể tập trung được phải ngồi học trong một thời gian dài. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng tập trung bằng một số cách sau:

  • Tạo không gian học tập yên tính và riêng tư cho trẻ. Hạn chế việc trang trí góc học tập bằng những đồ vật bắt mắt. Hãy tối giản mọi thứ và sắp xếp thật gọn gàng, khoa học để trẻ không bị sao nhãng khi học tập.
  • Không bắt ép trẻ học quá nhiều. Nên có kế hoạch học tập xen với vui chơi thư giãn một cách khoa học, hợp lý.
  • Phụ huynh hãy dành thời gian ngồi học cùng con. Khi có sự đồng hành từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung hơn trong việc học tập. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái và tự giác với việc học tập thay vì gượng ép.
  • Lắng nghe con và giúp con vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong học tập. Một số trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập. Vì thế, cha mẹ hãy quan tâm, lắng nghe và kịp thời giúp con vượt qua những vấn đề này.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Trẻ nhỏ luôn có sự tò mò, hiếu kì đối với mọi thứ xung quanh. Điều này sẽ kích thích sự hứng khỏi, tính sáng tạo cũng như khả năng ghi nhớ của tre. Do vậy, cha mẹ hãy luôn khuyến khích cho đặt câu hỏi về những điều con muốn biết. Đồng thời, đừng quên việc giải đáp thắc mắc của con cũng như đưa ra những điểm trọng tâm và khuyến khích các con tự tìm câu trả lời.

Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi và hoà nhập ở môi trường mới. Để làm được điều này,  cha mẹ cần giúp trẻ giao lưu, trò chuyện với mọi người xung quanh nhiều hơn. Dạy trẻ biết cách thể hiện những gì mình muốn bằng lời nói và biết cách lắng nghe những gì người khác nói. Đồng thời, cần tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép với người lớn, thầy cô, chào hỏi bạn bè cùng trang lứa trong những lần gặp mặt,…  Tạo thói quan vui vẻ, hoà đồng và cởi mở cho trẻ khi gặp mặt người quen, bạn bè.

Dạy trẻ biết làm quen, kết bạn khi con vào lớp 1

khi con vào lớp 1, việc có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho con trong việc giao lưu, kết bạn

Trẻ vui vẻ, hoà đồng sẽ luôn được các bạn quý mến (nguồn ảnh:  Vietnamnet)

Việc làm quen và kết bạn là một kỹ năng không phải chỉ có trẻ em mới cần học mà ngay cả người lớn nhiều khi cũng cần luyện tập. Khi được trau dồi kỹ năng này từ sớm, trẻ sẽ mạnh dạn và tự tin hơn khi bước vào một môi trường mới với những người bạn chưa quen biết. Đồng thời, điều này sẽ giúp trẻ kết thêm bạn mới, có những mối quan hệ ở ngôi trường mới. Đây sẽ là một trong những nguồn động lực quan trong giúp trẻ có hứng thú hơn với việc đến trường.

Dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi

Một đứa trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc với sự chân thành sẽ luôn nhận được thiện cảm từ mọi người. Điều này thể hiện được trẻ biết tôn trọng đối với thầy cô và bạn bè mỗi khi con nhận được sự giúp đỡ hay phạm lỗi lầm. Hãy dạy con biết mạnh dạn nhận lỗi và nói lời xin lỗi nếu đó thực sự là lỗi của con. Giúp trẻ biết làm thế nào để nhận sai và sửa sai cũng như không tìm cách đổ lỗi cho người khác. Điều này sẽ hình thành cho trẻ tính cách trung thực, dũng cảm và chân thành.

Đồng thời, cha mẹ hãy dạy con về lòng biết ơn và nói lời cảm ơn chân thành khi con được ai đó giúp đỡ. Dạy con biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Giúp con hình thành và nuôi dưỡng tính cách vị tha cùng lòng trắc ẩn. Đây đều là những kỹ năng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.

Kỹ năng nhận biết nguy hiểm/khó khăn và đề nghị giúp đỡ

Trẻ em vốn ngây thơ nên dễ bị kẻ xấu bắt nạt, dụ dỗ hoặc làm hại. Ngoài ra, trong quá trình học tập, các em cũng có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hay việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Nếu những điều này không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thật đáng lo ngại nếu trẻ cứ giữ im lặng khi găp khó khăn, nguy hiểm mà không dũng cảm nói ra và đề nghị sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Cha mẹ hãy sớm trang bị cho con kỹ năng nhận biết nguy hiểm và biết đề nghị sự giúp đỡ cũng như khả năng tự ứng biến khi gặp vấn đề.

  • Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô khi gặp khó khăn trọng học tập.
  • Dạy trẻ các kỹ năng tự vệ hoặc thoát thân và la lớn nếu gặp phải kẻ xấu, bị bắt nạt hay những tình huống nguy hiểm bất ngờ.
  • Dạy con biết cách yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác một cách cầu thị và chân thành nhất.
  • rèn cho trẻ ghi nhớ số  điện thoại của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình để đề phòng trường hợp cần dùng đến.
  • Cho trẻ biết một vài tính huống khó khăn hoặc nguy hiểm có thể xảy ra, dạy trẻ cách nhận biết cũng như cách giải quyết để trẻ có kỹ năng tự bảo vệ và giải quyết vấn đề.

Chuẩn bị hành trang đầy đủ, sẵn sàng tiến vào lớp 1

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý, sức khoẻ và những kỹ năng cần thiết, hành trang vào lớp 1 cho bé còn cần có những đồ dùng học tập và vật dụng quan trọng cần chuẩn bị. Cụ thể:

Dụng cụ học tập cần chuẩn bị cho con vào lớp 1

Đối với các bé học lớp 1, những dụng cụ cần có bao gồm sác giáo khoa, vở viết, bút chì, gôm tẩy, bút màu, thước kẻ, bút mực nước (bút máy hoặc bút nước),…. Hầu hết các trường học đều sẽ có giáo viên hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị đúng những dụng cụ cần thiết và phù hợp với chươing trình học tập của con ở trường. Song, cha mẹ lưu ý, nên chọn mua các loại dụng cụ có chất lương tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn, thân thiện với con của mình.

Đồng phục học sinh đúng và đủ

Học sinh trường tiểu học Darwin luôn xinh đẹp, chỉn chu trong bộ đồng phuc chuyên nghiệp.

Đồng phục sẽ khiến các bé cảm thấy tự tin và dễ dàng hoà nhập với bạn bè hơn.

Hầu hết các trường ngày nay đều quy định học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường. Do vậy, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ trường của con mình quy định đồng phục như nào? Cần mua đồng phục ở đâu? Mua bao nhiêu là đủ? Để biết chính xác những thông tin này, cha mẹ nên hỏi trực tiếp thầy cô giáo trong Ban tuyển sinh của nhà trường.

Chuẩn bị các phụ kiện phù hợp cho con vào lớp 1

Không chỉ có sách vở, đồng phục, khi con vào lớp 1 cha mẹ cũng cần mua sắm các loại phụ kiện cần thiết và phù hợp. Bao gồm:

  • Ba lô chống gù:  trẻ học lớp 1 sẽ cần mang nhiều sách vở và đồ dùng học tập hơn so với khi học mầm non. Do đó, cần có những chiếc ba lô siêu nhẹ, chống gù để con bạn luôn thoải mái và đảm bảo cột sống của con không bị ảnh hưởng.
  • Giày/dép có chất lượng tốt: khi con vào lớp 1, các con sẽ phải chạy nhảy, di chuyển nhiều hơn khi ở mầm non. Thời gian các con sử dụng giày/dép trên chân cũng nhiều hơn. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị những đôi giày/dép có chất lượng tốt với trọng lượng nhẹ, chắc chân, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Điều này không chỉ giúp bảo vệ chân cho con mà còn giúp con luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Đồng hồ thông minh:  Để thuận tiện cho việc liên lạc và theo sát con mình cũng như kịp thời hỗ trợ khi bé gặp vấn đề, phụ huynh nên chuẩn bị cho con một chiếc đồng hồ thông có chức năng nghe/gọi thoại và nhắn tin. Điều này vừa khiến cha mẹ yên tâm hơn, vừa mang đến động lực giúp con tự tin và mạnh dạn hơn khi biết cha mẹ luôn đồng hành cùng mình.

Tổng kết

Có thể nói, vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ khi chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học. Do vậy, cha mẹ cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, sức khoẻ, nhận thức và kỹ năng để khi con vào lớp 1 sẽ không bị bỡ ngỡ, sợ sệt lo âu. Hãy cùng Phương Thảo đồng hành bên con trẻ, giúp con luôn mạnh dạn, tự tin và dễ dàng thích nghi ở môi trường mới thật tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết liên quan
Vải gió có khả năng kháng nước tốt, thích hợp may áo khoác ngoài.
10/10/2024 1080 lượt xem

Vải gió và những ứng dụng trong may mặc

Vải gió là một trong những chất liệu được ưa chuộng trong ngành may mặc. Đặc biệt, trong việc sản xuất đồng phục học sinh, chất liệu này được sử...
Đồng phục Phương Thảo trợ giá quàn áo từ thiện
05/10/2024 1813 lượt xem

Trợ giá quần áo từ thiện – chung tay góp sức, chia sẻ yêu thương

Đồng phục Phương Thảo triển khai chương trình trợ giá quần áo từ thiện với các sản phẩm quần áo mới, chất lượng tốt, bền đẹp và được hỗ trợ...
27/09/2024 2695 lượt xem

Tuyển dụng đồng phục Phương Thảo

I. Chuyên viên C&B Thông tin chung: - Địa chỉ làm việc: tầng 20, tòa Charmvit Tower, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội - Thời gian: 08h30...
Báo giá nhanh

    Hỗ trợ/Mua hàng: 0912680885